9ncuteroom
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Tuyển sinh đại học - cao đẳng 2008 có gì mới?

Go down

Tuyển sinh đại học - cao đẳng 2008 có gì mới? Empty Tuyển sinh đại học - cao đẳng 2008 có gì mới?

Bài gửi  linhlan Tue Mar 04, 2008 6:35 am

Ngày 8.1, qua cầu truyền hình ở 4 đầu cầu Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM và Cần Thơ, Hội nghị thi và tuyển sinh 2008 đã được tổ chức dưới sự chủ trì của Thứ trưởng thường trực Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) Bành Tiến Long.



Về "hai phần tự chọn"

Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, kỳ thi tốt nghiệp THPT, bổ túc THPT 2008 vẫn tiếp tục thi trắc nghiệm 100% đối với môn Ngoại ngữ (Anh, Pháp, Trung, Nga, Đức, Nhật), Vật lý, Hóa học và Sinh học; các môn còn lại thi tự luận. Thời gian làm bài đối với mỗi môn thi trắc nghiệm là 90 phút, mỗi môn thi tự luận là 180 phút. Đợt 1 kỳ thi tuyển sinh vào các trường ĐH-CĐ sẽ thi khối A trong hai ngày 4 và 5.7; đợt 2 thi khối B, C, D trong hai ngày 9 và 10.7.
Về quy định mới của Bộ GD-ĐT đối với thí sinh làm cả hai phần tự chọn trong đề thi thì sẽ phạm quy và bị điểm 0 cả bài thi đó, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Huỳnh Công Minh cho rằng: "Năm vừa rồi là năm thứ 2 Sở phải hướng dẫn các em làm phần nào thì chỉ làm một phần thôi, nếu làm cả hai là "chết". Thế nhưng trên 60.000 thí sinh ở TP.HCM thì có khoảng 20 học sinh vi phạm, tức là làm hết và làm đúng cả hai phần. Chắc là do các em làm xong một phần và còn dư thời gian thì làm thêm phần còn lại". Ông Minh cho rằng đó là do tính trẻ con, nếu bắt đó là phạm quy thì rất tội cho các em. Để tránh nỗi oan này, ông đề nghị: "Nếu có điều kiện cho mỗi đối tượng thí sinh một đề thì nên thực hiện, còn nếu kỹ thuật của VN mà không được thì cũng... xin chấp nhận".
Tại hội nghị tuyển sinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) Nguyễn An Ninh đưa ra ý kiến: Để tránh cho TS không bị làm nhầm cả hai phần riêng trong đề thi, sẽ đưa ra quy định TS phải gạch đi phần đề thi không làm. Ý kiến này đã làm không ít đại biểu ngạc nhiên vì nếu có quy định này thì là kẽ hở rất lớn cho TS đánh dấu bài thi một cách hợp pháp ! Liệu cán bộ chấm thi có kiểm soát nổi hay không?


Ông Nguyễn Ngọc Hợi (Hiệu trưởng trường ĐH Vinh) nhận xét: "Việc thí sinh làm nhầm sang cả hai phần tự chọn không phải lỗi của các em, mà còn do giám thị hướng dẫn không đầy đủ. Vì vậy, nếu phòng thi nào phát hiện thí sinh làm cả hai phần tự chọn thì cũng nên xử lý cả giám thị". Ý kiến này của ông Hợi đã khiến cho các đại biểu đầu cầu Hà Nội tranh luận "ầm ĩ" trong hội trường.

PGS-TS Nguyễn Văn Yến (Trưởng ban Thanh tra ĐH Đà Nẵng) nói: "Trong kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ 2007, khi thí sinh vi phạm làm luôn hai phần tự chọn thì bị trừ 50% tổng điểm của bài thi, riêng ĐH Đà Nẵng có đến hơn 600 thí sinh mắc phải lỗi và chịu điểm trừ, làm một số em phải rớt ĐH một cách oan ức. Năm nay, trong dự thảo quy chế, nếu thí sinh làm cả 2 phần tự chọn thì cả bài thi bị điểm 0. Nên chăng, nếu các em bị nhầm lẫn, thì chỉ nên cho điểm 0 phần tự chọn, còn lại thì vẫn chấm phần bắt buộc đối với các em".

Trong phần kết luận hội nghị, Thứ trưởng thường trực Bành Tiến Long xác định lại phần "bắt buộc" như trong dự thảo nêu là "phần chung", phần "tự chọn" sửa thành "phần riêng", và khẳng định phần chung vẫn chấm điểm, chỉ có những thí sinh làm cả hai phần riêng mới không được chấm.

Chấm thi trắc nghiệm sao cho chính xác?

PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa (Trưởng ban Đào tạo ĐH sau ĐH, ĐHQG TP.HCM) cho rằng cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng các đề thi trắc nghiệm vì năm 2007 có một số câu hỏi có "độ phân biệt âm" nên dẫn đến tình trạng có thể thí sinh kém lại làm trúng, còn thí sinh khá hơn lại làm sai. Ông Nghĩa nói: "Nguyên nhân xảy ra bất hợp lý này là do việc xác định chưa đúng "cỡ" khi làm câu hỏi nên chất lượng chưa tốt. Thật ra khi tập hợp bài làm của thí sinh do các trường gửi về thì Bộ cũng có thể định cỡ được ngay trên thực tiễn để đánh giá chính xác độ khó dễ, vì vậy điểm thô nhiều khi bằng nhau thì khi quy ra điểm chính thức phải khác nhau, chứ không phải điểm thô bằng nhau thì điểm chính thức cũng bằng nhau như đã chấm. Đúng ra thì thí sinh làm được câu hỏi khó phải được điểm cao hơn, phần hướng dẫn của Bộ GD-ĐT lúc đó sẽ phức tạp hơn, nhưng như vậy điểm chấm bài thi trắc nghiệm của thí sinh sẽ chính xác hơn. Việc tập hợp bài làm của thí sinh về Bộ cần phải được khai thác tối đa lợi thế trong việc xác định cỡ, nếu không thì chỉ mang tính hình thức".

Cũng về việc thi trắc nghiệm, GS-TSKH Lâm Quang Thiệp đồng tình: "Tôi rất mừng khi trong dự án của Cục Khảo thí có nêu việc tăng cường khâu thi thử tại địa phương để định cỡ và đánh giá câu trắc nghiệm, đây là khâu rất quan trọng. Ưu thế của trắc nghiệm so với tự luận là nó có một khoa học nền tảng phục vụ; dựa trên khoa học đó có một phương pháp thống kê để thử chất lượng câu hỏi để chọn câu đưa vào đề thi chính thức. Phải thử nghiệm trên số lượng hàng nghìn thí sinh mới có thể phát hiện ra những sai sót để chọn ra những câu tốt nhất".

Ông Thiệp cũng đề nghị không cần thiết tăng số lượng phiên bản thi trắc nghiệm; đặc biệt đề nghị trong phiếu trả lời in hẳn mã đề thi, không để thí sinh tự ghi mã đề thi vì sẽ tạo thêm sơ hở.

Góp ý về đề thi, thạc sĩ Hoàng Xuân Quảng (Phó hiệu trưởng trường ĐH An Giang) nhấn mạnh đề trắc nghiệm môn ngoại ngữ không nên có phần tự chọn. Việc ra đề thi tốt nghiệp THPT dành cho học sinh phân ban, không phân ban nên tách riêng biệt. Bộ GD-ĐT ra chung một đề rồi bắt học sinh tự chọn phần riêng dễ gây nhầm lẫn, rối rắm mất thời gian làm bài.

Lệ phí tuyển sinh

Tại hội nghị, ở cả 4 đầu cầu đều có đại biểu "kêu ca" về vấn đề lệ phí tuyển sinh. Ông Nguyễn Ngọc Hợi bức xúc: "Đây là lần thứ 6 chúng tôi đề nghị tăng lệ phí tuyển sinh và thu gộp một lần lệ phí đăng ký dự thi và dự thi. Việc này là để bù chi phí cho tuyển sinh và cũng là biện pháp giảm bớt lượng thí sinh ảo. Tại sao các trường cứ phải chuẩn bị điều kiện dự thi cho các thí sinh rồi họ lại không đến dự thi ?".

GS Từ Quang Hiển (Giám đốc ĐH Thái Nguyên) cũng cho rằng cần phải tăng lệ phí tuyển sinh để chi trả cho việc tổ chức kỳ thi một cách hợp lý hơn, vì hiện nay mức chi còn quá thấp so với công sức của người làm. Thạc sĩ Tạ Quang Lâm (Phó phòng Đào tạo, trường ĐH Sư phạm TP.HCM) cũng bức xúc: "Lệ phí tuyển sinh đáng ra phải tăng từ lâu rồi, trường nào cũng lỗ. Trường tôi năm vừa rồi cũng bị lỗ trên 200 triệu đồng!" và ông đề nghị tăng lên 100.000 đồng/thí sinh thay vì 60.000 đồng/thí sinh như hiện nay.

Những đề nghị hạ điểm sàn

GS Từ Quang Hiển cho biết: năm vừa rồi trường ĐH Thái Nguyên phải xin hạ điểm sàn đối với những ngành khó tuyển. Và việc hạ sàn đã tuyển được nhiều con em nông dân vào học. Vì vậy, ông Hiển đề nghị Bộ nên có hai loại điểm sàn khối B là B1 và B2. Ông Quy (Giám đốc Sở GD-ĐT Điện Biên) cũng đề nghị Bộ nên xem xét việc giảm điểm tuyển sinh đầu vào (so với điểm sàn - PV) cho những vùng khó khăn vì học sinh ở đây không có điều kiện ôn thi, đặc biệt là đối với học sinh dân tộc. Ông Nguyễn Huy Vị (Phó hiệu trưởng trường ĐH Phú Yên) cũng cho biết: "ĐH Phú Yên tuyển thí sinh địa phương nhưng phải tuân theo điểm sàn quốc gia nên không thể tuyển đủ chỉ tiêu. Năm vừa rồi trường xin Bộ cho phép hạ điểm sàn xuống 2 điểm nhưng Bộ không đồng ý nên trường mất đứt 200 chỉ tiêu!".
linhlan
linhlan
Tiểu học rồi
Tiểu học rồi

Nữ Tổng số bài gửi : 30
Age : 42
Registration date : 28/02/2008

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết