9ncuteroom
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Vì sao thị trường chứng khoán tuột dốc?

Go down

Vì sao thị trường chứng khoán tuột dốc? Empty Vì sao thị trường chứng khoán tuột dốc?

Bài gửi  anhkhongden Thu Mar 06, 2008 7:05 am

Nhà đầu tư hoang mang, cơ quan quản lý bối rối trong lúc thị trường vẫn tiếp tục chuỗi ngày lao dốc. Bao nhiêu điểm sẽ là “đáy” đợt “rơi tự do” của TTCK lần này? Bài thuốc của các cơ quan quản lý thực hiện thời gian qua đã đúng và đủ liều?


Tiến sỹ Vương Quân Hoàng, nghiên cứu viên cao cấp, Đại học Brussel, Bỉ: “Giá giảm là khi các chỉ số tài chính trở nên quyến rũ hơn”

“Việc sụt giảm của TTCK thời gian qua không do khủng hoảng nội tại của thị trường và các công ty mà chỉ là vấn đề tâm lý. Cục bộ thì có thể có vấn đề với một vài doanh nghiệp nhưng tuyệt nhiên không phải với tất cả thị trường và toàn bộ xấp xỉ 300 công ty niêm yết. Một số vấn đề được “thổi phồng” lên quá cỡ qua các giao dịch riêng tư, các tranh chấp lợi ích cục bộ... đã dẫn đến sự bán tin bán nghi trong số đông nhà đầu tư (NĐT), rồi lây lan thành tâm lý lo lắng của hàng trăm ngàn người.

Trước tiên, phải nói một điều chắc chắn, TTCKVN tiếp tục là kênh đầu tư tài chính không ai có thể nhắm mắt bỏ qua. Thực tế, các nhà đầu tư nước ngoài, với cùng một lượng thông tin và cùng một thị trường Việt Nam, nhưng quyết định của họ lại là mua, thay vì bán. Hơn thế, những lúc tưởng chừng TTCK xuống dốc không phanh, thì lại là lúc việc mua được thuận lợi và xuất hiện những mức chỉ số tài chính quyến rũ hơn.

Nếu như trước kia những mức P/E 25-40 vẫn được hào hứng đón nhận thì tại sao hôm nay mức P/E 10-15 lại đáng nhận sự thờ ơ? Tại sao rất đông người dám chấp nhận rủi ro ở mức 1.100 điểm thì bây giờ lại hoảng hốt khi phải rủi ro ở mức 600 điểm? Chính các nhà đầu tư không trả lời được sự mâu thuẫn này, và đổ lỗi cho cảm xúc. Thực tế là cảm xúc không có lỗi, chỉ là sự thiếu vắng một lôgic đúng mực, tỉnh táo.

Trong bối cảnh này, nhà đầu tư có thể điều chỉnh phương pháp đầu tư cá nhân trên cơ sở những căn cứ: Sử dụng phần lớn nguồn vốn đầu tư là tài sản không có nguồn gốc vay mượn; Luôn có sẵn những thông số tài chính cũ và mới của doanh nghiệp để so sánh; Quan sát các cơ hội đã có, kể cả việc sử dụng công cụ như chứng chỉ quỹ đầu tư..”.

Ông Hoàng Xuân Quyến, Giám đốc Bộ phận nghiên cứu đầu tư, Công ty Chứng khoán Tân Việt: “Nhà đầu tư đã bi quan quá đà”

“Môi trường kinh tế vĩ mô, tâm lý nhà đầu tư hiện nay rất thiếu thuận lợi cho sự phát triển của TTCK. Trong đó, nguy hiểm nhất hiện nay, theo tôi đó là yếu tố tâm lý nhà đầu tư đã bi quan quá đà khi phần lớn đều bị ám ảnh: “Thị trường sẽ tiếp tục đi xuống”. Có thể nói, trong bối cảnh thị trường “u ám” như hiện nay thì nhà đầu tư có phần trơ lỳ trước tin tốt nhưng lại dễ bị tác động bởi tin xấu. Và tâm lý bi quan đó loang rộng ra cả đám đông, đẩy thị trường càng tuột dốc mạnh hơn.

Trong khi đó, NĐT từng trải, hiểu biết, muốn tham gia thị trường thời điểm này (vì thấy giá chứng khoán đang rất rẻ, rất hấp dẫn) nhưng không có tiền vì tiền đã “kẹt” trong danh mục cổ phiếu, thậm chí một phần không nhỏ chứng khoán đã được họ mua bằng cả nguồn vay ngân hàng (nghĩa là hết cả cơ hội cầm cố để vay tiền mua tiếp).

Các NĐT lớn, các quỹ, công ty chứng khoán... cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Với những NĐT nhỏ, lẻ, có ít tiền thì còn “nhát đòn”, hoang mang trước diễn biến của thị trường. Và cũng có một bộ phận NĐT có tiền, có điều kiện tham gia nhưng lại “khoanh tay” chờ thị trường xuống nữa mới chịu giải ngân...

Mặt khác, NĐT vẫn phải đón nhận hàng loạt những thông tin bất lợi như vàng, dầu leo thang vùn vụt, lạm phát gia tăng, giá chứng khoán thế giới bấp bênh... Và nhất là, sau cả thời gian dài hy vọng, chờ đợi, giờ đến lúc cả túi tiền lẫn lòng tin của họ đều cùng vơi cạn.

Trong khi đó, các chính sách quản lý vĩ mô vẫn thiếu một sự nhất quán, đồng bộ, thậm chí còn có sự “đá nhau” giữa việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan quản lý khiến cho thị trường càng mất phương hướng.


Không để thị trường chứng khoán đi xuống

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng vừa ký Văn bản số 319/TTg-KTTH hỏa tốc gửi Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Xây dựng, và UBCKNN về tăng cường các biện pháp kiềm chế lạm phát năm 2008.

Trong đó, Phó Thủ tướng yêu cầu sớm hoàn thiện Đề án ổn định và phát triển bền vững, tăng trưởng thị trường chứng khoán. Thực hiện các biện pháp để khôi phục, phát triển thị trường, không để thị trường đi xuống; có tiến trình cổ phần hóa và IPO các doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tổng công ty và các doanh nghiệp lớn; không nên chỉ lấy việc bán cổ phiếu với giá cao nhất làm chuẩn để IPO; nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ khả năng cho phép thành lập chi nhánh, công ty quản lý quỹ 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam để quản lý các quỹ đầu tư huy động vốn nước ngoài, nhằm thu hút có hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài, tăng cường tính công khai minh bạch và quản lý tốt hơn hoạt động này; nghiên cứu báo cáo Thủ tướng Chính phủ khả năng cho phép Tổng công ty Đầu tư Kinh doanh vốn nhà nước có thể mua vào một số cổ phiếu loại tốt, có hiệu quả và có tính thanh khoản cao trong những trường hợp cần thiết…

Tôi cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, rất cần sự “xuất hiện” chính thức của cơ quan quản lý có thẩm quyền trên các phương tiện truyền thông, để giải thích, phân tích về diễn biến của thị trường; công bố lộ trình cụ thể những biện pháp hỗ trợ thị trường và những hành động quyết liệt để thực hiện lộ trình đó. Có như vậy, mới dần khôi phục được lòng tin của nhà đầu tư và dần khôi phục được thị trường”.

Chuyên gia tài chính, chứng khoán Huy Nam: “Thị trường còn yếu ớt nên rất cần được nuôi dưỡng, chăm sóc”

“Tôi cho rằng, sự tuột dốc của TTCK những ngày vừa qua là hệ quả của chính sách thắt chặt tiền tệ “mạnh tay” của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp theo cơn suy thoái đã có sẵn.

Có thể nói, chính sách thắt chặt tiền tệ không nhắm vào TTCK nhưng dường như đã “bỏ quên” thị trường này khi ra liều thuốc quá mạnh. Thị trường hiện đã giảm xuống mức không ai ngờ, thậm chí đang rơi vào trạng thái bất bình thường.

Qua đó, chúng ta đã nhận được một bài học: TTCK của chúng ta còn rất non trẻ và yếu ớt, rất cần được “chăm sóc”, nuôi dưỡng bằng chính sách ổn định, bằng thông tin nhất quán và minh bạch, bằng một lượng cung-cầu hợp lý và đặc biệt là bằng lòng tin của NĐT...

Do vậy, các chính sách “siết” thị trường như Chỉ thị 03 hay có tính chất “thu hoạch” bằng việc đánh thuế thu nhập từ chứng khoán... cần phải cân nhắc, tính toán lại. Dường như chúng ta đã khá vội vã khi đánh giá thị trường phát triển nhanh, mạnh qua con số vốn hóa mà không xét thấu đáo, tổng số tài khoản chứng khoán mới chỉ chiếm 0,3% dân số và giao dịch thực thì còn ít hơn thế nhiều.

Thời gian vừa qua, mặc dù các cơ quan quản lý cũng đã nỗ lực nhiều biện pháp nhưng tôi cho rằng, những biện pháp đó mang tính ứng cứu hơn là giải pháp lâu dài. Và để “cứu” thị trường thì chỉ riêng UBCKNN cũng không đủ sức.

Bởi sự suy giảm lần này phần nhiều do những yếu tố tác động bên ngoài như chính sách vĩ mô chưa đúng, chưa đủ liều; Sự thiếu tích cực, có phần thờ ơ của các thành viên tham gia thị trường như công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty niêm yết; Sự hoang mang, lo lắng và mất niềm tin quá mức của NĐT...

Do vậy, theo tôi, mỗi NĐT đều có thể góp phần vực dậy thị trường bằng việc khôi phục lại niềm tin của chính mình”.
anhkhongden
anhkhongden
Tiểu học rồi
Tiểu học rồi

Tổng số bài gửi : 26
Registration date : 05/03/2008

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết